PHƯƠNG PHÁP XÔNG LÁ TRỊ CẢM CÚM
Khi bị cảm cúm đau nhức mình mẩy, sổ mũi, nhức đầu, ho,... mà được xông nồi lá thì nhanh khỏe hơn. Chỉ cần nắm vững một số nguyên tắc là sẽ sử dụng phương pháp này an toàn và hiệu quả
Theo quan điểm của y học cổ truyền gọi là ngoại cảm phong nhiệt và ngoại cảm phong hàn, dân gian gọi là cảm lạnh hoặc cảm tà thì điều trị bằng phương pháp xông lá rất hiệu quả
Nồi xông giải cảm kết hợp tác dụng vật lý của hơi nước nóng và tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong dược thảo kéo theo hơi nước. Hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường. Kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài giúp người bệnh có cảm giác rất dễ chịu.
1./ CÔNG DỤNG CỦA XÔNG LÁ
Tùy điều kiện từng vùng có thể tìm những thuốc xông sau đây: Lá cành: kinh giới, Tía tô, Bạc hà, Hương nhu, Cúc tần, Sả, ... Lá: Chanh, Bưởi, Cam, Quít, ... Có thể là lá tươi mua sẵn ngoài chợ hay hái trong vườn nhà, cũng có thể là lá khô hay các dạng bào chế sẵn như gói thuốc xông.
Để làm giảm nhẹ những triệu chứng mà nguyên nhân do phong hàn hoặc phong nhiệt trên lâm sàng của cảm mạo như: sốt, đau đầu, đau người, sổ mũi, ho....cần phải:
- Làm ra mồ hôi (phát hãn giải biểu).
- Làm nóng đỏ da (khu phong tán hàn).
Khi xông thảo mộc, tinh dầu dễ dàng thâm nhập vào da, phổi rồi qua mao mạch vào hệ thống tuần hoàn. Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, tốt và dễ chịu cho hô hấp. Hơi nước nóng giúp làm ẩm niêm mạc mũi họng, giảm sung huyết niêm mạc mũi. Độ nóng thích hợp sẽ tạo cảm giác thư giãn thoải mái, giảm đau nhức cơ.
II./ KHI NÀO NÊN XÔNG LÁ
Chỉ định dùng nồi xông: Chữa chứng phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau người, sổ mũi, hắt hơi, ho, không ra mồ hôi, hoặc ra mô hôi ít. Tổng trạng bình thường.