Địa chỉ: Số 13, Đường 8, KDC Khang An, P. Phú Hữu, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Menu
Danh mục
Bài viết
Sản phẩm
Sản phẩm mới thêm

Có 0 sản phẩm

Xem giỏ hàng
Nhận ngay Khuyến mãi
Giá trị thật Hạnh phúc thật

Cơ chế tiết sữa của mẹ là gì? Làm sao có nguồn sữa dồi dào?

Trong phần lớn trường hợp, sữa mẹ sẽ được sản xuất tùy theo nhu cầu bú thực tế của bé. Bé càng bú nhiều, thường xuyên bao nhiêu thì cơ thể mẹ càng tạo ra lượng sữa nhiều bấy nhiêu. Vậy cơ chế tiết sữa của người mẹ hoạt động ra sao? Làm gì để tăng cơ chế tiết sữa?
30/10/2024 298 lượt xem

1. Sữa mẹ được tạo ra như thế nào?

모유 성분으로 만든 ‘설탕’이 나온다는데…

Sữa mẹ là món quà dinh dưỡng tuyệt vời dành cho bé

Estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin là 4 loại hormone tác động đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Cơ chế tiết sữa là cơ thể người mẹ tự điều chỉnh hàm lượng các hormone này để sinh sữa. Cơ chế sản xuất sữa mẹ của cơ thể mẹ liên quan đến các quá trình sau:

1.1 Bầu vú phát triển

Estrogen và Progesterone sẽ tham gia vào quá trình này để sẵn sàng cho việc sản xuất sữa. Khi mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ giải phóng hai loại hormone nói trên. Estrogen đóng vai trò làm tăng kích thước và tăng số lượng ống dẫn sữa, trong khi đó, Progesterone kích thích sự phát triển của tuyến nang và thuỳ tuyến sữa. Progesterone còn ức chế prolactin, ngăn cản sản xuất sữa của cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, lượng tiết ra của hai loại hormone này giảm xuống, là dấu hiệu để cơ thể người mẹ tạo sữa.

1.2 Sản xuất sữa

Cơ chế sản xuất sữa có sự tham gia của Prolactin. Ban đầu khi mẹ cho trẻ bú, động tác mút vú sẽ dẫn truyền theo đường phản xạ thần kinh, kích thích vùng dưới đồi ở não bài tiết Prolactin. Prolactin được đưa vào máu thúc đẩy tuyến vú sản xuất ra sữa. Giai đoạn sau đó sự tiết sữa được kích thích bằng dấu hiệu trống các tiểu thùy sữa. Mỗi khi các tiểu thùy cạn sữa sẽ được kích thích để tiết sữa nhiều hơn.

1.3 Giải phóng sữa khỏi bầu ngực

Oxytocin giúp sữa được giải phóng từ bầu ngực của mẹ. Khi bé bắt đầu kéo núm vú và hút, cũng là lúc Hormone oxytocin được giải phóng. Oxytocin có chức năng làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa thoát ra khỏi nang tới các núm vú rồi sau đó chảy vào miệng bé. Đây cũng chính là quá trình diễn ra phản xạ phun sữa. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong quá trình bú sữa nếu phản xạ Oxytocin không làm việc tốt, dẫn đến tình trạng vú vẫn sản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra.

1.4 Ức chế tiết sữa

Ức chế tiết sữa sẽ xuất hiện khi các tiểu thùy sữa vẫn còn đọng lại sữa. Khi đó, chất ức chế sẽ được tiết ra và làm cho tuyến vú dừng việc tiết sữa. Do đó, để tuyến vú tạo nhiều sữa, các mẹ cần phải chú ý tạo cho vú luôn rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa.

1.5 Tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ

Có thể nói, Sữa mẹ chính là thức ăn hoàn chỉnh và thích hợp nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích cho cả mẹ và trẻ theo nhiều cách khác nhau, và nhiều lợi ích trong số này vẫn tiếp tục kéo dài sau khi việc cho con bú kết thúc. Tác dụng của sữa mẹ là gì? Nuôi con bằng sữa mẹ tốt như thế nào?

Hướng dẫn sữa mẹ để ngoài nhiệt độ thường được bao lâu cho bé ăn dặm ...

Chất lượng và số lượng sữa của mỗi mẹ là khác nhau

  • Với trẻ nhỏ, sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng và kháng thể, giúp trẻ tăng cân, giảm nguy cơ mắc bệnh. Trẻ được bú sữa mẹ còn giúp trẻ thông minh và gắn kết tình cảm mẹ con nhiều hơn.
  • Với bà mẹ, lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể kể đến như: hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh, giảm cân sau sinh hiệu quả, giúp tử cung co hồi tốt hơn, hỗ trợ tránh thai tự nhiên, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và buồng trứng cũng như các bệnh tật không mong muốn khác.

2. Có gì trong sữa mẹ?

Sữa mẹ được tạo thành từ hàng trăm chất, bao gồm các thành phần chính sau: protein, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất, nước, kháng thể thụ động, enzym và hormone. 

2.1. Thành phần của sữa mẹ

Vậy, thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ có gì đặc biệt:

  • Một lượng lớn các tế bào sống, là các tế bào bạch cầu giúp tăng cường miễn dịch, các tế bào gốc có thể giúp các cơ quan phát triển và chữa lành. 
  • Hơn 1.000 protein giúp bé tăng trưởng và phát triển, kích hoạt hệ thống miễn dịch, phát triển và bảo vệ các tế bào thần kinh trong não của bé.
  • Axit amin là chất tạo thành protein trong sữa mẹ. Trong sữa mẹ có đủ 20 loại axit amin cho nhu cầu tạo nên tất cả các loại protein. 
  • Một số thành phần của sữa mẹ là các nucleotide. Loại chất này có xu hướng tăng lên vào ban đêm và các nhà khoa học cho rằng chúng có thể gây ngủ. 
  • Sữa mẹ còn chứa số lượng lớn oligosaccharide hoạt động như prebiotics, cung cấp ‘vi khuẩn tốt’ trong đường ruột của bé. Chúng cũng ngăn ngừa nhiễm trùng xâm nhập vào máu và giảm nguy cơ viêm não. 
  • Hơn 40 loại enzym. Enzyme là chất xúc tác làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học trong cơ thể. Các thành phần trong sữa mẹ có tác dụng như hỗ trợ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch của trẻ, cũng như giúp trẻ hấp thụ chất sắt. 
  • Các yếu tố tăng trưởng hỗ trợ sự phát triển lành mạnh: Những điều này tác động đến nhiều bộ phận trong cơ thể của bé, bao gồm ruột, mạch máu, hệ thần kinh và các tuyến tiết ra hormone của bé.
  • Về vấn đề nội tiết tố, sữa mẹ chứa rất nhiều nội tiết tố. Một số loại giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn và giấc ngủ của bé, ngoài ra, nội tiết tố còn giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé.
  • Vitamin và khoáng chất: đây là nhóm vi chất hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh và tăng cường chức năng của các cơ quan, cũng như giúp hình thành răng và xương của bé.
  • Kháng thể hay globulin miễn dịch: Có 5 dạng kháng thể cơ bản và tất cả chúng đều có thể tìm thấy trong sữa mẹ. Chúng bảo vệ bé chống lại bệnh tật và nhiễm trùng bằng cách vô hiệu hóa vi khuẩn và vi rút. 
  • Axit béo chuỗi dài đóng một phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thần kinh của bé, cũng như giúp phát triển não và mắt khỏe mạnh. Và sữa mẹ cũng chứa loại vi chất này. 
  • 1400 microRNA, được cho là điều chỉnh sự biểu hiện gen, cũng như giúp ngăn ngừa hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bé và đóng một vai trò trong việc tái tạo vú. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Dinh dưỡng trong sữa mẹ đóng vai trò cực kì quan trọng cho bé

Những vi chất kể trên chỉ là một số thành phần trong sữa mẹ, và các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu để khám phá thêm. Đáng chú ý, một sự thật thú vị là hàm lượng các thành phần này có thể thay đổi một cách thông minh theo thời gian, độ tuổi và nhu cầu của bé. Vì thế, lợi ích của sữa mẹ trong quá trình khôn lớn và phát triển của trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

2.2 Màu và vị sữa mẹ như thế nào là tốt?

Top 6 tại sao cá vàng uống sữa mới nhất năm 2022 - Máy Ép Cám Nổi | Dây ...

Màu sắc cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng sữa mẹ

Thông thường, sữa mẹ có màu trắng, vàng hoặc hơi xanh. Trong một số trường hợp khác, sữa mẹ có thể có màu xanh lá, cam, nâu hoặc hồng, tuỳ thuộc phần lớn vào thực phẩm mà mẹ tiêu thụ.

Đôi khi, do hội chứng ống dẫn bị gỉ hoặc núm vú bị nứt có thể xuất hiện máu trong sữa mẹ, điều này không thật sự quá nguy hiểm, tuy nhiên cũng cần đến thăm khám với các chuyên gia trong trường hợp cần thiết.

Miễn là trẻ không từ chối vú mẹ, bạn có thể tiếp tục cho con bú nếu sữa đổi màu. Theo các chuyên gia, thuốc, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh, cũng có thể ảnh hưởng đến màu sữa mẹ, nhưng không có hại đến sức khỏe của trẻ.

Về hương vị, sữa mẹ được nhận định ngọt và béo như kem. Sữa mẹ có vị ngọt từ đường của sữa lactose, vị kem vì hàm lượng chất béo cao.

Thực phẩm người mẹ tiêu thụ góp phần tạo nên hương vị của sữa mẹ, đồng thời giúp bé tiếp xúc với hương vị của những loại thực phẩm này thông qua sữa của người mẹ. Điều này, góp phần giúp trẻ hấp nhận mùi vị của trái cây và rau khi bắt đầu ăn thức ăn đặc. 

Những gì người mẹ đang ăn trong thời điểm này còn ảnh hưởng trực đến nguồn dinh dưỡng của trẻ thông qua sữa mẹ. Vì vậy, cần chọn lọc thực phẩm lành mạnh và an toàn để giúp tốt mẹ, khỏe con.

Để có nguồn sữa dồi dào dưỡng chất, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp. Chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng, ăn quá mặn hay quá ngọt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Trong giai đoạn này, người mẹ nên ăn đầy đủ và cân đối các nhóm chất, chú ý các thức ăn giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, đậu. Ngoài ra, cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa…

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị, khi trẻ từ 4 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung sắt cho bản thân để tăng cường chất này trong sữa cho bé bú.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hương vị sữa mẹ bao gồm thuốc, hormone, tập thể dục, hút thuốc, rượu và các bệnh nhiễm trùng như viêm vú. Sữa mẹ cấp đông và rã đông cũng có thể tạo ra vị xà phòng khiến trẻ không thích và có xu hướng không muốn bú.

3. Kết

[TỪ A-Z] Cẩm nang nuôi con bằng sữa mẹ chuẩn nhất ⋆ Hồng Ngọc Hospital ...

Chế độ ăn uống cũng góp phần bổ sung chất dinh dưỡng trong sữa mẹ

Sữa mẹ là sự lựa chọn ‘hoàn hảo’ cho sự phát triển trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp bé khỏe mạnh và phát triển tối ưu. Song, nuôi con bằng sữa mẹ đối mặt với nhiều rào cản và thách thức. Thực tế, chất lượng sữa mẹ và số lượng sữa mẹ không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với nhau. Mẹ có số lượng sữa dồi dào không đồng nghĩa với việc sữa mẹ đảm bảo chất lượng cao nhất. Mẹ phải biết rằng, số lượng và chất lượng sữa mẹ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: cơ địa của người mẹ, tình trạng bệnh lý, chế độ dinh dưỡng… Vì vậy, các mẹ nên đến địa chỉ uy tín để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để hiểu rõ hơn về tình trạng sữa mẹ của chính mình, từ đó tìm được hướng giải quyết phù hợp.

Nguồn: https://nutrihome.vn

zalo
số điện thoại