1. Sự khác nhau giữa canxi hữu cơ và canxi vô cơ
Để so sánh được canxi vô cơ và hữu cơ, đầu tiên chúng ta cần phân biệt canxi hữu cơ và vô cơ thông qua một số thông tin chi tiết dưới đây.
1.1 Canxi vô cơ
Canxi vô cơ có nhiều trong các loại vỏ sò,...
Canxi vô cơ có cấu tạo từ các ion canxi kết hợp với chất vô cơ. Chúng được hình thành từ phản ứng hóa học trong dây chuyền sản xuất lấy từ vỏ trai, vỏ sò,... Công thức của canxi vô cơ bắt gặp ở hợp chất muối canxi cacbonat, canxi citrate,... hoặc đá vôi, canxi sunfat, canxi chloride,... Con người không thể dùng trực tiếp mà cần phải qua điều chế hoặc sản xuất.
Mùi hương của canxi vô cơ hơi ngái, tanh và khó hấp thụ. Vì vậy, lượng canxi dư thừa còn sót lại rất nhiều, chúng sẽ lắng đọng vào thành mạch, gan, thận, làm vôi hóa thành mạch, táo bón, sỏi thận và gây nóng trong người. Đây là một số tác dụng phụ khó tránh khỏi khi sử dụng canxi vô cơ lâu ngày.
1.2 Canxi hữu cơ
Canxi hữu cơ đều là khoáng chất cung cấp canxi tối ưu cho con người, sinh khả dụng cao.
Canxi hữu cơ có cấu tạo từ ion canxi với các loại hợp chất hữu cơ và có chiết xuất từ tự nhiên nên vô cùng an toàn đối với sức khỏe và không gây ra các tác dụng phụ. Bạn có thể hiểu rằng canxi hữu cơ gần giống với canxi trong các loại thực phẩm tự nhiên. Công thức của canxi hữu cơ thông thường là canxi gluconat, canxi caseinate, canxi hydroxyapatite,...
Sử dụng các loại canxi hữu cơ có thể hấp thụ tối đa. Hơn nữa, canxi hữu cơ khá dễ uống và không có mùi hay thơm nhẹ. Vì vậy, nhiều chuyên gia y tế khuyên người dùng nên ưu tiên sử dụng canxi hữu cơ để bổ sung canxi tốt nhất cho cơ thể.
2. So sánh canxi vô cơ và canxi hữu cơ
Để tìm hiểu rõ hơn về canxi hữu cơ và vô cơ cũng như sự khác biệt giữa hai loại canxi này, chúng ta có thể tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây.
|
|
|
|
Canxi vô cơ có khả năng hấp thụ hạn chế và độ sinh thấp do phần lớn chúng ở dạng muối.
|
Canxi hữu cơ dễ hấp thụ hơn và có độ sinh cao nhờ vào các liên kết với hợp chất hữu cơ dễ hòa tan.
|
|
Lượng canxi đưa vào cơ thể lớn nhưng hấp thụ không nhiều và bị lắng đọng. Canxi lắng đọng ở thành mạch gây ra vôi hóa mạch máu, ở thận gây ra sỏi thận và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
|
Canxi không bị dư thừa quá nhiều mà sẽ được hòa tan và hấp thụ tối đa.
|
|
Dễ gây nóng trong người, táo bón vì cần lượng axit ở dạ dày để hòa tan.
|
Không gây ra hiện tượng nóng trong người, nổi mụn hoặc táo bón.
|
Tác dụng đối với phụ nữ có thai
|
Dễ gây ra tình trạng vôi hóa nhau thai làm khả năng trao đổi chất giữa mẹ và bé bị ảnh hưởng.
Vôi hóa sớm làm bào thai chậm phát triển, gây thiếu máu, suy thai do canxi bị dư.
|
Lượng canxi mà bà bầu cần là rất lớn (khoảng 1.500 mg cho một ngày), canxi hữu cơ có khả năng hấp thụ tối ưu.
Canxi hữu cơ giúp giảm nguy cơ bị vôi hóa và giảm sự cản trở hấp thụ của sắt, axit folic.
|
3. Vì sao canxi hữu cơ có độ khả dụng lớn hơn canxi vô cơ?
Canxi ở đường ruột hấp thụ theo cơ chế vận chuyển thụ động. Vậy nên nếu bạn muốn hấp thụ canxi thì cần chúng ở dạng hòa tan hoặc liên kết với hợp chất hữu cơ. Vì thế canxi hữu cơ sẽ có độ sinh khả cao hơn canxi vô cơ.
Các nhà khoa học ở Anh đã nghiên cứu rằng các loại thuốc bổ sung canxi từ đá vôi, đá sẽ dễ tăng nguy cơ gây tai biến mạch máu não hoặc tim mạch. Canxi vô cơ khó để hấp thụ nên việc sử dụng về lâu dài rất dễ lắng cặn. Chất béo bám vào có thể thành các mảng xơ vữa động mạch, làm hẹp và bít tắc động mạch. Nếu nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Ngoài ra, nếu cơ thể tiếp nhận nhiều canxi vô cơ sẽ gây ra tình trạng lắng cặn canxi ở thành mạch và thận lâu ngày gây ra cặn thận, sỏi thận, đối với phụ nữ mang thai có thể gây ra tình trạng vôi hóa nhau thai, không cung cấp được thức ăn cho bé.
Từ người già lẫn trẻ nhỏ đều nên bổ sung canxi đều đặn.
Chắc rằng thông qua thông tin so sánh canxi vô cơ và canxi hữu cơ từ bài viết trên đây đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và hiểu được sự khác biệt của hai loại canxi này. Hi vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về hai nhóm canxi và có cách bổ sung lượng canxi phù hợp để cơ thể phát triển khỏe mạnh.